Thư viện
  • Quảng cáo 2
  • Banner STU
  • Quy sua cho tre phoi nhiem
  • MixMarket
Đối tác
  • Canadian Cooperative AssociationCordaid
  • RabobankRimansi
  • FordActionaid Vietnam
  • ChemonicsMcKnight
  • The Asia FoundationCFLI
11/02/2014 14:55:54 PM

Khi nào tín dụng vi mô không phải là câu trả lời?

(Lượt xem: 1554)

Khi nào tín dụng vi mô không phải là câu trả lời?


Mặc dù nhiều người nghèo có thể hưởng lợi từ tín dụng vi mô, không phải ai cũng muốn và có thể sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, người nghèo đều xứng đáng được tiếp cận và hưởng lợi từ các dịch vụ tài chính.


Để sử dụng vốn vay một cách hiệu quả, khách hàng tối thiểu cần biết cách tạo thu nhập cao hơn mức lãi suất họ phải trả. Cung cấp tín dụng cho những đối tượng không có khả năng sử dụng hiệu quả có thể đẩy người vốn dễ bị tổn thương lún sâu vào nợ nần, gây tổn thất tài sản và bị cách ly về mặt xã hội. một số người nghèo có thể không có cơ hội đầu tư phù hợp và số khác có thể không muốn mắc nợ.


Mặc dù tín dụng vi mô có thể thành công trong những tình huống không ngờ tới như tại các vùng hậu xung đột, vùng hẻo lánh, với những đối tượng rất
nghèo và kể cả những vùng vừa hứng chịu thảm họa, nhưng không nên hiểu rằng tín dụng là liều thuốc chữa bách bệnh.


Trong tất cả các trường hợp, cung cấp nhiều loại sản phẩm và các hình thức tác động khác nhau có thể khả thi và hiệu quả hơn là cung cấp riêng tín dụng. Tín dụng vi mô cần được đánh giá kỹ lưỡng so với các lựa chọn khác khi cân nhắc hình thức chống lại nghèo khổ.


Ví dụ về các hình thức thay thể cho tín dụng


Dịch vụ tiết kiệm có thể hữu ích cho số đông nếu khoản tiết kiệm của họ được an toàn. Dịch vụ tiết kiệm an toàn trao cho người nghèo công cụ để giảm tính dễ bị tổn thương bằng cách cho phép họ quản lý rủi ro và dòng tiền tốt hơn. Tiết kiệm là một phương cách thích hợp cho hộ nghèo để tích lũy tiền dùng cho đầu tư.


Tổ chức TCVM cũng cần hoàn thiện các sản phẩm, hệ thống thông tin, cơ sở vật chất và năng lực vốn để có thể cung cấp dịch vụ tiết kiệm được thiết kế tốt và đảm bảo cho người nghèo. Thông thường, TCTCVM có thể cần chuyển đổi sang một mô hình pháp lý hợp pháp để có thể huy động từ công chúng.


Người nghèo cũng rất cần các dịch vụ tài chính khác như dịch vụ gửi tiền, bảo hiểm và lương hưu. Ví dụ, tiền do người thân gửi về là một nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người nghèo. Vì vậy, dịch vụ chuyển tiền chi phí thấp hơn và nhanh chóng hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các hộ nghèo đang phải chi trả một phần đáng kể để chuyển tiền. Bên cạnh đó, sản phẩm bảo hiểm và hệ thống chi trả lương hưu tốt hơn cũng sẽ cung cấp chế độ an sinh xã hội tốt hơn cho nhiều gia đình.


Các chương trình “tấm lưới an toàn” cũng hướng tới người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương do nghèo đói và biến cố trong cuộc sống. Các chương trình này cũng được xem như chương trình hỗ trợ xã hội hoặc an sinh xã hội. Chúng cung cấp cứu trợ cho những người chịu ảnh hưởng của khủng hoảng hoặc những đối tượng nghèo thâm căn cố đế. Những người bị mất nhà cửa do xung đột hoặc thiên tai như động đất, nạn đói và lũ lụt là những đối tượng của các chương trình “tấm lưới an toàn” để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng cấp thiết và thay thể các tài sản bị mất.


Trợ cấp có thể được dùng để giúp người nghèo tạo dựng tài sản, phát triển doanh nghiệp và chống lại nghèo đói kinh niên. Các khoản trợ cấp có thể phù hợp với các tình huống sau khủng hoảng cũng như cho người nghèo thâm căn cố đế, công nhân bị sa thải, và những nhóm người có nguy cơ cao có ít kinh nghiệm làm việc.


Một phương thức trợ cấp phổ biến khác là trợ cấp tiền mặt có điều kiện. Để nhận được một khoản tiền hoặc trợ cấp, người thụ hưởng phải có một số hành động như đi học, hoặc sử dụng các dịch vụ y tế. Khoản trợ cấp nhỏ có thể là bước đầu tiên để đưa người nghèo đi từ dễ bị tổn thương tới mức tự lực về kinh tế. Một ví dụ điển hình là chương trình Tạo thu nhập cho nhóm dễ bị tổn thương của BRAC tại Bangladesh. Chương trình này đã giúp hơn 660.000 phụ nữ nghèo bằng thức ăn, đào tạo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tiết kiệm.


Đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường xá, thông tin liên lạc, và giáo dục sẽ tạo nền tảng cho hoạt động kinh tế. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thương mại và sản xuất tại cộng đồng (như chợ hoặc hệ thống tưới tiêu quy mô nhỏ) có thể hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.


Các chương trình việc làm trao cho người nghèo kiến thức và kỹ năng để làm việc và khuyến khích hoạt động tạo thu nhập. Các chương trình trả công/lương bằng lương thực thực phẩm, và các công trình công tạo việc làm cho người nghèo đồng thời họ cũng có thể góp phần vào cải thiện cơ sở hạ tầng. Trong nhiều trường hợp, các chương trình như vậy có thể quá sức với chình quyền địa phương nhưng nằm trong khả năng của các nhà tài trợ lớn.


Các dịch vụ phi tài chính đa dạng từ các lớp xóa mù chữ, và phát triển cộng đồng cho tới dịch vụ phát triển doanh nghiệp. Mặc dù các nhà cung cấp độc lập là những người sẽ cung cấp các dịch vụ phi tài chính này, cũng có một mối liên kết bổ sung giữa tác động của TCVM và các dịch vụ này. Ví dụ, tiếp cận với thị trường tốt hơn sẽ dẫn tới lợi nhuận cao hơn và tăng trưởng nhanh hơn.


Cải cách pháp lý và các định chế có thể khuyến khích TCVM bằng cách cải thiện môi trường hoạt động cho cả nhà cung cấp và khách hàng vủa họ.