Thư viện
  • Quảng cáo 2
  • Banner STU
  • Quy sua cho tre phoi nhiem
  • MixMarket
Đối tác
  • Canadian Cooperative AssociationCordaid
  • RabobankRimansi
  • FordActionaid Vietnam
  • ChemonicsMcKnight
  • The Asia FoundationCFLI
11/02/2014 14:29:55 PM

Vì sao lãi suất tín dụng vi mô lại thường cao?

(Lượt xem: 3558)

Cũng giống như các tổ chức tài chính khác, các tổ chức tài chính vi mô thường phát ra một mức lãi suất đối với các khoản tiền vay. Đây là cách giúp cho các MFI có thể tự đứng vững, ổn định, trở thành nhà cung cấp tài chính trong dài hạn trong khu vực mà các tổ chức này hoạt động. Một MFI bền vững phải là một tổ chức có tầm quan trọng đối với ngành tài chính vi mô nói chung và những khu vực mà MFI hoạt động nói riêng. Tuy vậy, quản lý nhiều khoản vay nhỏ thường tốn chi phí hơn so với việc quản lý một khoản vay lớn, vì thế một MFI thường đưa ra mức lãi suất cao hơn một chút so với mức lãi suất thông thường để có thể bù đắp được chi phí quản lý đó. 

Trong vòng hơn hai thập kỷ qua, các tổ chức cho vay các khoản nhỏ đối với khách hàng có thu nhập thấp tại những nền kinh tế đang phát triển hoặc đang chuyển đổi đang ngày càng chú trọng hơn vào việc đảm bảo bền vững tài chính bằng cách thu lãi suất đủ cao để trang trải các chi phí. Họ tranh luận rằng chính sách như vậy có thể đảm bảo sự bền vững và mở rộng về dịch vụ. Các TCTCVM bền vững hay có lợi nhuận có thể tiếp tục phục vụ khách hàng mà không cần các nguồn trợ cấp liên tục, và có thể tự cấp vốn cho sự lớn mạnh theo cấp số mũ về khách hàng mới bằng cách sử dụng các nguồn vốn thương mại như tiền gửi từ công chúng.

Vấn đề ở đây là chi phí hành chính hiển nhiên là cao hơn đối với các khoản vay siêu nhỏ, nhỏ hơn so với ngân hàng thông thường. Cho vay 1 tỷ đồng bằng 1.000 khoản vay, mỗi khoản vay 1 triệu đồng rõ ràng cần chi phí lương cho nhân viên hơn là chỉ cho vay một khoản duy nhất với tổng số tiền như vậy. Kết quả là lãi suất của những TCTCVM bền vững này cao hơn rất nhiều lãi suất các NHTM áp dụng.

Có ba loại chi phí mà TCTCVM phải bù đắp khi cho vay. Hai chi phí đầu tiên là chi phí vốn dùng để cho vay và chi phí các khoản vay không trả được được tính theo tỷ lệ so với tổng dư nợ. Ví dụ, nếu chi phí vốn cho vay lại của TCTCVM là 10%, và tổ chức có tỷ lệ nợ không hoàn trả là 1% tổng số nợ, thì hai chi phí này tổng cộng là 110.000 đồng cho khoản vay 1 triệu, và 550.000 cho khoản vay 5 triệu. Lãi suất 11% có thể đủ để bù đắp các chi phí này.

Loại chi phí thứ ba là chi phí giao dịch, không tỷ lệ theo giá trị vốn vay. Chi phí giao dịch cho một khoản vay 5 triệu không khác nhiều so với khoản vay 1 triệu. Cả hai khoản vay đều cần cùng một thời gian làm việc của nhân viên để gặp khách hàng để thẩm định, giải xử lý phát vốn và hoàn trả, và công tác giám sát sau đó. Giả sử chi phí giao dịch là 250.000 đồng/khoản vay và mỗi khoản vay có thời hạn 1 năm.  Để hòa vốn cho khoản vay 5 triệu, tổ chức cần thu tiền lãi là 500.000+50.000+250.000=800.000, tương đương lãi suất 16%/năm. Tương tự đối với khoản vay 1 triệu đồng, để hòa vốn tổ chức cần thu lãi 360.000 đồng, tương đương 36%/năm.

TCTCVM phải thu mức lãi cao hơn NHTM để bù đắp chi phí và đảm bảo dịch vụ được lâu dài. Nhưng mức lãi suất này vẫn thấp hơn nhiều mức mà người dân thường phải trả  cho những kẻ cho vay nặng lãi cá nhân và các nguồn không chính thức khác với mức lãi suất có thể lên tới hơn 100%, thậm chí 1000%.

Nhưng điều này cũng không có nghĩa là lãi suất cao mà các TCTCVM áp dụng là hợp lý. Nhiều tổ chức chưa thực sự quyết liệt trong việc đưa chi phí giao dịch vào. Kết quả là họ đẩy chi phí giao dịch cao một cách không cần thiết về phía khách hàng. Bền vững có thể đạt được thông qua cắt giảm chi phí tối đa, không chỉ bằng cách tăng lãi suất lên bất kỳ mức nào và buộc thị trường chịu đựng.

Lãi suất, mặc dù còn quá cao ở một số nơi, cũng đang giảm dần 2-3% một năm. Ngành TCTCVM chú trọng rất nhiều vào tính hiệu quả để giảm những chi phí kể trên và người nghèo không phải trả những chi phí cao không cần thiết nữa. Công nghệ mới cũng giúp cắt giảm chi phí, do đó, có thể kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục giảm khi các tổ chức ngày càng hiệu quả hơn trong việc cung cấp dịch vụ cho người nghèo.

Báo cáo của CGAP nhận thấy:

  • Lãi suất trung bình của các TCTCVM là 28% năm 2006, và đã giảm 2-3% một năm kể từ năm 2003
  • Lãi suất của TCTCVM thấp hơn lãi suất vay tiêu dùng và thẻ tín dụng ở phần lớn các quốc gia và thấp hơn rất nhiều mức lãi suất các cá nhân cho vay không chính thức
  • Chi phí hoạt động chiếm nhiều nhất trong cơ cấu lãi suất, chiếm 12.7% năm 2006, giảm 1% một năm kể từ 2003
  • Các TCTCVM có ROA (tỷ lệ thu nhập trên tài sản) cao hơn NHTM, nhưng có ROE (tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu) thấp hơn cho nhà đầu tư. Đồng thời, 10% trong số các tổ chức có lợi nhuận cao nhất có ROE cao hơn 34% trong năm 2006. Một phần lợi nhuận này nằm trong túi tư nhân
(Theo CGAP)