Thư viện
  • Quảng cáo 2
  • Banner STU
  • Quy sua cho tre phoi nhiem
  • MixMarket
Đối tác
  • Canadian Cooperative AssociationCordaid
  • RabobankRimansi
  • FordActionaid Vietnam
  • ChemonicsMcKnight
  • The Asia FoundationCFLI
11/02/2014 14:52:04 PM

Dịch vụ tài chính hỗ trợ người nghèo như thế nào?

(Lượt xem: 1889)

Người nghèo cần các dịch vụ tài chính (DVTC) khác nhau để sản xuất kinh doanh, tạo dựng tài sản, ổn định chi tiêu và bảo vệ họ khỏi nghèo đói. TCVM có thể giúp giảm tình trạng nghèo khổ mặc dù việc này cần thời gian.


Thu nhập hộ gia đình

DVTC có thể cải thiện cuộc sống của người nghèo bằng cách cung cấp vốn cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tăng thu nhập hộ gia đình. Bằng các DVTC đa dạng như tiết kiệm, bảo hiểm, vốn vay, và gửi tiền, TCVM hỗ trợ người nghèo đa dạng hóa các nguồn thu nhập, đáp ứng các nhu cầu cơ bản và đối mặt với các cú sốc tới thu nhập của họ… Trong khi thu nhập không tự động tăng lên, nguồn tín dụng đáng tin cậy cung cập cơ sở ban đầu cho việc lên kế hoạch và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cho phép khách hàng tiết kiệm, quản lý dòng tiền, và không phải bán tài sản khi gặp khủng hoảng.


Tạo dựng tài sản

Nhờ tăng thu nhập và khả năng tiết kiệm và vay vốn, người nghèo có công cụ để mua đất, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, mua vật nuôi và hàng tiêu dung bền vững, hay lập hoặc mở rộng hoạt động. Các nghiên cứu cũng thấy được rằng khách hàng tham gia vào chương trình TCVM mua nhiều tư liệu sản xuất hơn những người không tham gia.


Giảm tình trạng dễ bị tổn thương

Bằng cách giảm tình trạng dễ bị tổn thương và tăng thu nhập, tiết kiệm, DVTC  cho phép hộ nghèo từ chỗ tồn tại từ ngày này sang ngày khác sang dự định cho tương lai. Hộ gia đình có thể cho cho nhiều con của họ đến trường trong thời gian lâu hơn, và đầu tư lớn hơn cho giáo dục của con cái. Tăng thu nhập cũng có thể dẫn tới cải thiện dinh dưỡng và điều kiện sống tốt hơn, đồng nghĩa giảm nguy cơ bệnh tật. Tăng thu nhập và tiếp cận với TCVM cũng đồng nghĩa rằng khách hàng tìm kiếm và chi trả cho dịch vụ y tế khi cần chứ không đợi đến khi tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn.



Trao quyền cho phụ nữ

Rất nhiều chương trình TCVM hướng tới phụ nữ nghèo. Đối với phu nữ, quản lý tiền, quyển kiểm soát các nguồn lực lớn hơn và tiếp cận với tri thức dẫn tới nhiều lựa chọn hơn và họ có tiếng nói hơn trong các vần đề của gia đình và cộng đồng. Trao quyền về kinh tế song hành với nâng cao lòng tự trọng, tự tin và các cơ hội mới mở ra. Nhiều nghiên cứu định tính và định lượng đã ghi chép lại tiếp cận DVTC đã giúp cải thiện vị thế của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng như thế nào. Phụ nữ thường trở nên tự tin hơn. Phụ nữ tham gia TCVM có thể sở hữu tài sản bao gồm đất đai và nhà ở, và đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc ra quyết đinh. Ở một số chương trình hoạt động qua nhiều năm, có báo cáo về việc giảm tình trạng bạo lực đối với phụ nữ.


Tóm lại, tiếp cận với DVTC mở ra triển vọng cải thiện điều kiện kinh tế cho người nghèo. Tuy nhiên, chúng ta cũng không được quên rằng, tín dụng hay nợ là một trách nhiệm lớn. Vẫn xảy ra tình trạng nợ quá nhiều và nhiều khách hàng có thể khó khăn hơn. Tất cả điều này nhắc nhở chúng ta rằng TCVM nói chung, và tín dụng vi mô nói riêng cần được thực hiện hết sức sáng suốt và cẩn trọng
.
-----------------

Chúng ta biết gì về tác động của TCVM?

Tháng 9 năm 2000, các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã cùng thông qua các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Đây là một bộ gồm tám mục tiêu cụ thể, đo đạc được, có giới hạn về thời gian nhằm đặt nhiệm vụ cải thiện cuộc sống cho những người nghèo nhất cho các quốc gia. Và có nhiều dẫn chứng thuyết phục cho thấy cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo, hay là TCVM, có thể giúp đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ.

Xóa đói và nghèo cùng cực

Các minh chứng thực tế cho thấy những người nghèo tham gia vào chương trình TCVM,  được tiếp cận với dịch vụ tài chính có thể cải thiện cuộc sống cho bản thân họ và gia đình tốt hơn những nhiều không được tiếp cận.

  • Khách hàng của Hội đồng phát triển Nông thôn Bangladesh (BRAC) đã tăng chi tiêu gia đình 28% và tăng tài sản 112%
  • Sau hơn tám năm vay vốn, 57.5% thành viên của Ngân hàng Grameen đã “không còn nghèo” so với con số 18% trong số những người không vay vốn.
  • Tại Lombok (Indonesia), thu nhập chung bình của những người vay vốn Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) tăng 112% và 90% hộ gia đình thoát nghèo.
  • Tại Việt Nam, khách hàng của tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children) giảm tình trạng thiếu thức ăn từ 3 tháng xuống còn 1 tháng
  • Tại Kafo Jiginew (Mali), khách hàng tham gia chương trình từ một năm trở lên ít khi gặp tình trạng thiếu lương thực, hoặc có thiếu cũng trong thời gian ngắn hơn

Phổ cập tiểu học

Thu nhập gia tăng, tiết kiệm và sản phẩm vốn vay giáo dục giúp người nghèo có thể đầu tư cho tương lai của con cái họ, đặc biệt là giáo dục. Thực tế cho thấy với những hộ gia đình được tiếp cận các dịch vụ tài chính, khổng chỉ nhiều trẻ em được đi học hơn mà còn được tiếp tục đi học lâu hơn. Ngay cả tại những nơi trẻ em tham gia giúp đỡ công việc gia đình, tình trạng trẻ em buộc làm việc do nghèo đói cũng giảm xuống, và tỷ lệ bỏ học thấp hơn so với những hộ không phải thành viên. Các nghiên cứu về tác đồng của TCVM tới giáo dục cho trẻ em cho thấy:

  • Tại Bangladesh, gần như toàn bộ con gái trong các gia đình thành viên của Grameen được đi học, trong khi đó trong các gia đình không là thành viên, tỷ lệ này chỉ là 60%. Tỉ lệ đi học cao hơn nhiều đối với con trai: 81% trong số các hộ gia đình thành viên, 54% trong các gia đình không là thành viên. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 11-14 tuổi biết đọc, viết và số học căn bản trong các gia đình thành viên của BRAC tăng từ 12% năm 1992 lên 24% năm 1995, so với 14% đối với hộ không là thành viên.
  • Tại Honduras, khách hàng của tổ chức Cứu trợ trẻ em gia tăng thu nhập, và có thể cho con em họ tới trường, giảm tỷ lệ bỏ học
  • Tại Peru, thành viên của tổ chức Acción Communitaria del Peru chi tiêu cho giáo dục cho con em  cao hơn 20%  so với hộ không là thành viên

Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyển cho phụ nữ

Có bằng chứng thuyết phục cho thấy việc tiếp cận các dịch vụ tài chính và theo đó là trao nguồn lực tài chính vào tay phụ nữ nghèo đã giúp họ trở nên tự tin hơn. Từ đó, phụ nữ nghèo trở thành một nhân tố góp phần vào sự thay đổi kinh tế bằng cách tăng thu nhập và năng suất của họ, tiếp cận thị trường và thông tin, và có quyền quyết định. Việc trao quyền cho phụ nữ là có thực và có thể có nhiều hình thức khác nhau.

  • Tại Indonesia, khách hàng nữa của BRI, so với những người không là thành viên, có thể cùng quyết định cùng chồng về việc phẩn bổ tiền của gia đình, giáo dục cho con cái, quy mô gia đình và tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
  • Tại Nepal, 68% thành viên của Chương trình trao quyền cho phụ nữ cho biết họ quyết định mua sắm và bán tài sản, cho con gái đi học, sắp xếp hôn nhân cho con cái và lên kế hoạch cho gia đình.
  • Tại Ấn độ, khách hàng của SEWA đã vận động tăng lương, quyền lợi cho phụ nữ trong các khu vực sản xuất không chính thức, và quyết định các vấn đề trong khu vực sống

Tuy nhiên, cho rằng cuộc sống của phụ nữ có cải thiện tích cực một cách tự động nhờ vào tiếp cận với dịch vụ tài chính là không đúng. Trong một số trường hợp, việc phụ nữ tham gia vào các chương trình TCVM có thể dẫn tới tăng bạo lực gia đình, và họ còn mất quyền lực nhiều hơn. Khi vay vốn, phụ nữ có thể buộc phải làm việc nhiều giờ hơn và để mất kiểm soát vốn và quyền quyết định vào tay các thành viên nam trong gia đình. TCVM có thể được nhìn nhận như một công cụ để giải quyết các vấn đề mang tính cấu trúc đối với phụ nữ và nghèo đói như thiếu kỹ năng và giáo dục, hoặc các quy định pháp luật phân biệt đối xử với phụ nữ (ví dụ, quyền sở hữu, cải cách ruộng đất, thỏa thuận thương mại).

Giảm tử vong đối với trẻ sơ sinh và tăng cường sức khỏe sinh sản

Nhìn chung, nghèo đói và bệnh tật là rủi ro lớn nhất mà người nghèo phải đối mặt. Thời gian nghỉ làm do ốm và các chi phí chăm sóc kèm theo ảnh hưởng tới thu nhập và tiết kiệm và thường buộc người nghèo phải bán tài sản và mắc nợ. Sự qua đời của người thu nhập chính trong gia đình sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn tới đời sống của hộ nghèo. Thu nhập tăng lên, tiết kiệm và bảo hiểm cho phép khách hàng tiếp cận dịch vụ y tế sớm hơn, trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức TCVM đã chủ động giáo dục sức khỏe với nhiều hình thức khác nhau: có thể đơn giản như tuyên truyền tiêm phòng, nước sạch, chăm sóc trước và sau khi sinh. Một số chương trình cung cấp tín dụng cho nước sạch và vệ sinh có thể trực tiếp cải thiện điều kiện sống của khách hàng.

  • Tại Bangladesh, nghiên cứu trên khách hàng của BRAC cho thấy ít khách hàng đối mặt với thiếu dinh dưỡng trầm trọng hơn là những người không phải là thành viên, và tình trạng này càng giảm khi thành viên tham gia BRAD càng lâu
  • Tuy chưa có một nghiên cứu chính thức nào định lượng tác động của TCVM đối với hộ gia đình và cộng đồng chịu ảnh hưởng của HIV/AIDS, nhiều bài báo đã chỉ ra khả năng tiếp cận dịch vụ tiết kiệm và bảo hiểm y tế là yếu tố quan trọng trong việc chống lại HIV/AIDS
  • Tại Bangladesh, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai cao hơn đối với khách hàng của Grameen (59%) so với những người không phải khách hàng (43%). Điều đó có được là nhờ khách hàng có nhận thức tốt hơn về phòng tránh thai (qua dự họp cụm).\
  • Tại Bolivia, một nghiên cứu phát hiện thấy khách hàng của CRECER có phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn, áp dụng liệu pháp ‘hoàn độ ẩm’ cho trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn và có tỷ lệ tiêm phòng DPT3 cho trẻ cao hơn.
  • Tại Ghana, khách hàng của Freedom from Hunger cũng cho thấy việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ tốt hơn, trẻ một tuổi khỏa mạnh hơn về cân nặng và chiều cao, so với con em của những người không là thành viên.

Đảm bảo bền vững môi trường

Chưa có nhiều nghiên cứu về các tác động cụ thể của TCVM tới bền vững môi trường. tuy nhiên, khoảng hai tỷ người trên thế giới sử dụng dầu lửa để thắp sang, tiêu thụ tương đương 1.7 triệu thùng dầu lửa một ngày, như vậy là lớn hơn sản lượng dầu của Libi. Nhiều người nghèo trong số đó là, hoặc có thể trở thành, khách hàng của TCVM. Hiện tại, công nghệ mới nói chung, và cụ thể là hệ thống đèn năng lượng mặt trời/ đèn LED giá thấp, đã mở ra khả năng cho các sản phẩm chiếu sáng có giá cạnh tranh với dầu hỏa đối với người nghèo. Thị trường sản phẩm năng lượng sạch là rất lớn, tính riêng 200 triệu hộ dân tại Châu Phi có thể chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời/LED.

Công ty hoạt động phi lợi nhuận Grameen Shakti, một phần của gia đình Grameen, đang phân phối sản phẩm năng lượng sạch tới các vùng sâu vùng xa ở Bangladesh. Tính tới tháng 12 năm 2006, Công ty đã lắp đặt 77.000 hệ thống năng lượng mặt trời cho hộ gia đìh và 500 công trình biogas. Grameen Shakti cho biết thành công của họ là nhờ vào việc kết nối lắp đặt năng lượng mặt trời với hoạt động sinh kế, và thúc đẩy mạng lưới những người kinh doanh năng lượng tại địa phương, nhưng người này có thể trở thành doanh nhân vi mô.

Phát triển hợp tác toàn cầu vì phát triển

Một mình TCVM không thể đạt được Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Chính phủ, các nhà tài trợ và các bên liên quan đều phải cùng đưa ra hàng loạt chiến lược và hành động để giảm nghèo và đạt được (MDGs) trong số đó có: giáo dục, y tế, nhà ở, vận tải, nông nghiệp, mở rộng thị trường, và tiếp cận thông tin.

Như đã trình bày, tiếp cận với dịch vụ tài chính cho phép một người cải thiaanj nguồn nhân lực của riêng họ (giáo dục, y tế) và cho phép cỉa thiện nguồn lực xã hội như trường hợp khách hàng được trao quyền và tham gia nhiều hơn vào thị trường. Khi người nghèo được tiếp cận dịch vụ tài chính, tiết kiệm hoặc tín dụng, họ lựa chọn đầu tư khoản vốn vay, thu nhập bổ sung hoặc tiền tiết kiệm vào nhiều hoạt đồng và tài sản có ích không chỉ cho công việc sản xuất kinh doanh của họ mà còn cho gia đình họ. vì vậy, dịch vụ tài chính cung cấp cho người nghèo công cụ để đạt được phần lớn các mục tiêu thiên niên kỷ theo cách riêng của họ, một cách bền vững.

(Theo CGAP)