27/08/2013 21:56:57 PMĐề nghị chính sách lãi suất cho TCVM
(Lượt xem: 4121)Sau khi Luật các Tổ chức tín dụng ban hành và có hiệu lực (1/1/2011) thì Tổ chức TCVM được xếp vào loại hình Tổ chức tín dụng và được hoạt động theo khuôn khổ pháp lí chung như các tổ chức tín dụng khác. Như vậy là thiệt thòi cho loại hình này vì nó có những đặc thù, có các nguyên lý, nguyên tắc khác với các loại hình của Tổ chức tín dụng. Rất tiếc là tới nay chưa có các văn bản hướng dẫn đầy đủ và phù hợp.
File: De xuat chinh sach lai suat TCVM_03.2013.pdf
Hiện tại đang có hai văn bản có liên quan tới hoạt động của các tổ chức TCVM đã được cấp phép là Quyết định số 652/2001QĐ-NHNN và Thông Tư số 33/2012/TT-NHNN đang làm xôn xao làng Tài chính vi mô. Quyết định 652/2001/QD-NHNN ban hành đã quá lâu (12 năm), khi TCVM chưa được pháp luật đề cập nên nay áp vào thực hiện cho TCVM thì gặp bất cập, các văn bản khác chưa có hoặc chưa thực sự phù hợp với bản chất và đặc thù của hoạt động TCVM dành cho người nghèo trong đó có tỉ lệ lãi suất cũng như phương pháp hạch toán tính lãi.
So sánh giá trị khoản lãi thu về với tần suất thu khác nhau của một số tổ chức:
Giả thuyết: Lãi suất năm 13% theo quy định của TT 33 và áp dụng hạch toán thu trên dư nợ
thì lãi thu về phụ thuộc tần suất thu hồi như sau:
Ví dụ món vay là: 1,000,000 đ
Tổ chức
|
Tân suất thu
|
Lãi thu từ vốn gốc phát ra
(VND)
|
Lãi thu thêm từ các phần trả kì thu về trong thời hạn cho vay
|
Tổng lãi có khả năng thu về
|
Lãi suất năm thực tế
|
Lãi suất tháng
|
TYM
|
50 tuần
|
66,300
|
33,124
|
99,424
|
9.9 %
|
0.83%
|
M7
|
24 kì
(2 tuần/kì)
|
67,708
|
34,629
|
102,337
|
10.2%
|
0,85%
|
Quỹ Thanh hóa
|
12 tháng
|
70,417
|
34,757
|
105,174
|
10.5%
|
0,88%
|
Trong thực tế, vì nhiều lí do khác nhau nên các tổ chức hoạt động TCVM không thể phát vốn ngay trong ngày sau khi thu được những phần hoàn trả nhỏ bé từng kì, và cũng ko phải giá trị của các khoản thu về lại được phát ra hết ngay vì còn phải cân đối để trả khách hàng rút tiết
kiệm, do đó lãi thực tế thu về sẽ không đạt được như trang tính trên.
TCVM từ khi du nhập vào Việt Nam tới nay đều đang cho vay theo nguyên tắc không đòi hỏi thế chấp nhưng phải tuân thủ cho vay món nhỏ, thu hồi dần từng phần với lãi suất bù đắp được chi phí hợp lí và có tăng trưởng,nhờ vậy mà họ đã và vẫn tồn tại được trong suốt trên 20 năm qua.
Lãi và sử dụng lãi:
Lãi thu về được sử để bù đắp các khoản chi phí theo quy định của của Bộ Tài chính:
1. Chi trả lãi và phí huy động nguồn cho vay
2. Chi quản lí hoạt động
3. Chi cho các hoạt động xã hội và phát triển cộng đồng như tổ chức đã cam kết
Nói về chi trả cho huy động nguồn của TCVM gồm:
a) Tiết kiệm bắt buộc với lãi suất thị trường
b) Đi vay bên ngoài lãi suất thị trường
- Tiết kiệm : Các tổ chức trả lãi cho thành viên bằng hoặc cao hơn lãi suất thị trường
- Đi vay: Hiện tại các tổ chức đang đi vay với lãi và phí như sau: (1) TYM đang vay từ Cordaid và Oicocredit với lãi và phí là 11.5%/năm, (2) Một số Quỹ M7 vay Quỹ Việt Bỉ với lãi linh hoạt theo thị trường từ 9% tới 13.5%, (3) Quỹ Thanh hóa vay cơ chế đặc biệt từ Ngân hàng thương mại Viettinbạnk là14%/năm
Như vậy nếu chỉ so sánh với khoản phải trả lãi huy động để có nguồn cho vay thì các tổ chức hoạt động TCVM đã bị âm rồi
Tên tổ chức
|
Lãi hiệu quả năm (năm)
|
Lãi huy động vốn (năm)
|
Chênh lệch
|
Tổ chức TCVM TYM
|
9.9%
|
11.5%
|
(1.6%)
|
M7
|
10.2%
|
13.5%
|
(3.3%)
|
Quỹ Thanh Hóa
|
10.5%
|
14%
|
(3.5%)
|
Hiện tại chưa có tổ chức hoạt động TCVM nào tiến hành định giá tách bạch, chuẩn xác giá của sản phẩm vốn vay nhưng chỉ bằng một sự so sánh đơn giản về giá trị khoản vay của TCVM với NHTM thì đủ thấy chi phí của TCVM cao gấp cả trăm lần nhưng lãi suất thì chênh lệch không đáng là bao nhưng chẳng mấy ai tính và hiểu cho nó!
Giá trị một món vay thông thường của TCVM
|
Giá trị món vay thông thường của NHTM
|
Chênh lệch
|
1,000,000 đ
|
100,000,000 đ
|
100 lần
|
Kết luận: Nếu áp mức lãi trần là 13%/năm và sử dụng phương pháp tính lãi dựa trên dư nợ gốc thì các tổ chức hoạt động TCVM không thể tiếp tục hoạt động và hàng triệu người cận nghèo, nghèo và nhóm dân tộc thiểu số, nhóm dễ bị tổn thương sẽ mất đi cơ hội để vượt nghèo.