Quỹ sữa
  • Quảng cáo 2
  • Banner STU
  • Quy sua cho tre phoi nhiem
  • MixMarket
Đối tác
  • Canadian Cooperative AssociationCordaid
  • RabobankRimansi
  • FordActionaid Vietnam
  • ChemonicsMcKnight
  • The Asia FoundationCFLI
05/06/2017 10:14:45 AM

TH 1: Người mẹ khao khát có dòng sữa cho con

(Lượt xem: 1381)

Trời mưa, không thể vào rừng kiếm rễ cây và chít để bán kiếm tiền, người mẹ trẻ đã phải tỉa tóc mình bán lấy tiền mua sữa cho đứa con gần 2 tháng tuổi"

Được Trung tâm Y tế Huyện Tuần Giáo, chúng tôi đến thăm chị Lò Thị V. ở Bản Cong, Xã Quài Cang. Bản chỉ cách trung tâm huyện Tuần Giáo chừng 5km, tuy nhiên phải đi theo lối mòn quanh co ven theo sườn núi nên quãng đường như dài mãi thêm

Tôi bước vào sân và nhìn ngay thấy một phụ nữ đang vừa bế con vừa pha sữa bên cạnh gánh cành chít còn chưa kịp rút đòn (tôi đoán chắc đây là chị Vang, người mà tôi muốn tìm vừa mới đi rừng về). Thấy khách đến, từ ngoài sân chị đã nhanh nhảu chào và mời tôi ngồi. Khác với suy nghĩ ban đầu về một phụ nữ ít tự tin, chị rất cởi mở và kể cho tôi về cuộc đời mình. Chị được sinh ra trong một gia đình nghèo lại đông con (có 5 anh chị em), là con gái út, còn 1 em trai nên chỉ học tới lớp 8 đã phải nghỉ trông em và phụ việc với bố mẹ. Năm 21 tuổi vì hoàn cảnh khó khăn chị đi làm thuê với mong ước làm sao phụ giúp bố mẹ để có cuộc sống tốt hơn. Cùng lúc này, chị đã gặp anh Tòng Văn Hảo và hai người kết duyên vợ chồng. Cặp vợ chồng rất yêu thương nhau, gia đình có thêm người làm, thêm niềm vui và thu nhập, chị tưởng rằng cuộc sống từ nay sẽ khá hơn, hạnh phúc hơn
.



Đứa con thứ nhất chào đời cũng là động lực giúp 2 vợ chồng chị sống cố gắng và trách nhiệm hơn. Năm 2013, chị mang thai cháu thứ hai, mãi tới tháng thứ 8 chị mới xuống trạm y tế xã để kiểm tra thai kì. Ngày 20/8/2013, khi Y tế xã lấy máu xét nghiệm, họ đã tức tốc báo tin ngay cho chị hôm sau là phải xuống huyện kiểm tra lại. Thế rồi điều xấu đã xảy ra. Kết quả xét nghiệm tại Huyện đã cho biết chị bị dương tính HIV. Mọi thứ như sụp đổ trước mặt chị
!

Rời phòng khám ra về
, chị ngậm ngùi trong sự hoang mang tuyệt vọng, chị nghĩ “
có lẽ đến đây sẽ là dấu chấm kết thúc tất cả. Vài ngày sau, phải lấy hết can đảm chị mới chia sẻ với chồng và gia đình. Cả gia đình ngập tràn nước mắt, người cha 52 tuổi của chị không biết nói gì chỉ biết động viên tinh thần để con vượt qua cú sốc này. Thương con, thương cháu, ông đã quyết định đi xa làm thuê với một mong mỏi có thể giúp được con trong lúc con sinh nở, người chồng  thì lặng lẽ bỏ đi khỏi nhà, không biết đi đâu, làm gì nhưng không thấy gửi tiền cho chị nuôi con.

Thế rồi chỉ hơn 1 tháng sau, tin dữ lại ập đế
n, một tai nạn lao động xảy ra đã cướp đi người cha yêu thương nhất đời của chị
. Đau đớn đến đờ đẫn, dằn vặt vì nghĩ rằng lỗi này do chị gây ra, vì mình mà cha phải rời nhà đi làm, rồi mãi mãi không còn trở về nữa, nỗi đau cứ thế nối tiếp đến với chị và gia đình, những dòng nước mắt cứ vậy mà lăn dài trên gò má
.

Cha mất được 10 ngày, thì chị sinh con thứ hai (24/10/2013), bây giờ tiền đâu  để nuôi con đây? số tiền ít ỏi dành dụm đã lo hậu sự cho cha hết rồi, giờ làm thế nào để có tiền mua sữa cho con? Chị ra viện về nhà vay được của người quen 1 triệu với tiền lãi phải trả là 1,000đ/ngày, số tiền ít ỏi mà chị vay được cũng không thể đủ mua sữa nuôi con trong 1 tháng. Chưa đầy 1 tháng, người phụ nữ vừa sinh đã phải để con ở lại cho bà trông giúp, lặn lội từ sáng sớm tinh mơ đến chiều tà vào rừng lấy chít và đào rễ cây về bán, hôm may mắn cũng kiếm được khoảng 50,000 đến 60.000đ và cứ đi trong 2 đến 3 ngày chị mới có đủ tiền mua hộp sữa để con uống trong 4 ngày
.

Tới  tháng 12, do trời mưa, chị không thể vào rừng kiếm chít và đào rễ cây bán lấy tiền mua sữa cho con được, ba hộp sữa do TTYT trợ giúp theo chương trình 2.0 cũng đã sắp hết, khoản tiền đi vay thì chưa có trả mà lãi hàng ngày đã lên đến cả trăm ngàn rồi. Nhiều đêm chị chỉ biết ôm con khóc mà chưa biết mình phải làm gì. Cháu bé ngày một lớn hơn, đói sữa cháu khóc suốt, người mẹ đã phải cặm cụi từng bước đến bản bên canh “CHO HỌ TỈA TÓC ĐỂ CÓ TIỀN MUA ĐƯỢC MỘT HỘP SỬA CHO CON”. Từng nhát kéo trên đầu như soẹt vào từng bộ phận của cơ thể, đau xót như đang đứt từng khúc ruột. Chị rùng mình khi nghĩ nếu hết tóc rồi thì mình phải làm thế nào nữa để có sữa cho con ăn
.
Suy nghĩ mung lung, chị quyết định thử nấu cháo loãng lấy nước cho vào bình để con bú chắc nó sẽ đỡ đói. Nhưng khi cho nước cháo vào bình thì con lại chẳng mút được nước cháo,nó lại khóc to hơn. Chị chia sẻ “ Nghe cháu khóc nhiều, hàng xóm chạy sang thăm và khuyên chị nên viết đơn xin chương trình 2.0 hỗ trợ thêm sữa giúp cháu chứ cứ thế này tội cho 2 mẹ con quá”. Chị đã viết đơn nhưng không biết sẽ gửi đơn đi đến cơ quan nào? Cứ thế này chị nói với tôi: “chắc mấy ngày nữa chị lại tập cho cháu uống nước cháo bằng thìa, chắc chị sẽ bón từng thìa nhỏ cho cháu trước xem sao…chị lo làm sao có sữa cho cháu uống còn bản thân chị đâu có làm được việc gì giúp mẹ và em trai. Đứa con lớn của chị sang năm lại đến tuổi đi học rồi, chồngthì cũng nghiện bỏ đi có biết cuộc sống của 3 mẹ con ra sao.”

Chào chị ra về, từ nơi sâu thẳm của đáy lòng, tôi cầu chúc cho chị luôn khỏe và mong mùa chít năm nay kéo dài thêm, mỗi ngày chị vào rừng được gánh chít trở về để có dòng sữa hòa vào tình yêu của chị cho cháu lớn lên mỗi ngày
.

1.2014
Bạc Thị Xiên, Dự án STU Tuần Giáo