Hoạt động
  • Quảng cáo 2
  • Banner STU
  • Quy sua cho tre phoi nhiem
  • MixMarket
Đối tác
  • Canadian Cooperative AssociationCordaid
  • RabobankRimansi
  • FordActionaid Vietnam
  • ChemonicsMcKnight
  • The Asia FoundationCFLI
12/10/2016 22:53:12 PM

Mô hình Vườn Ao Chuồng đưa gia đình tôi vươn lên

(Lượt xem: 1590)

Cách trung tâm huyện Tuần Giáo 6 km, dọc theo quốc lộ 6 hướng về Hà Nội, dưới cái nắng chói trang của một buổi chiều thu không khó để tôi bắt gặp được hình ảnh một người phụ nữ Thái đang cần mẫn với công việc hàng ngày. Người phụ nữ đó là chị Lò Thị Định – thành viên tham gia Dự án STU thuộc cụm 22 – Bản Ngúa – xã Quài Tở. Với nét mặt rạng ngời, chị chia sẻ: “Tham gia Dự án từ năm 2013, khi đó gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo của xã nên khi nghe cán bộ STU về tổ chức họp giới thiệu Dự án tại nhà Trưởng bản tôi cũng không dám vay vì từ trước đến giờ kinh tế gia đình cũng chỉ phụ thuộc vào ruộng nương và chăn nuôi lợn, gà vịt, lấy đâu tiền mà trả dần. Nhưng khi cán bộ đến nhà vận động và giải thích cơ chế của Dự án, tôi và chồng đã bàn nhau mạnh dạn đăng ký vay vốn, với quyết tâm mới liệu rằng cuộc sống của gia đình có thoát được cái nghèo lo cái ăn từng bữa bám lấy gia đình hơn 20 năm qua?”


Ao cá gia đình chị Định

Vay vòng vốn đầu tiên với tổng số tiền 10 triệu đồng, 2 vợ chồng chị quyết tâm chuyển đổi từ nuôi lợn, gà sang nuôi giống cá rô phi đơn tính vì tại địa phương  nhu cầu tiêu thụ cá rô phi của người khá cao mà các lái buôn phải cất từ thành phố Sơn La hoặc Điện Biên đến các chợ đầu mối. Nghĩ là bắt tay làm, ban đầu cả 2 vợ chồng gặp rất nhiều khó khăn về chọn con giống nhưng được sự giới thiệu của bạn bè 2 vợ chồng lặn lôi vào tận thành phố Điện Biên để thăm những hộ nuôi cá rô phi đơn tính. Tại đây, anh chị đã được các hộ chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu địa chỉ mua con giống có uy tín tại Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I. Ngoài thời gian nuôi cá, vợ chồng chị lại tranh thủ trồng rau, củ để mang ra chợ bán vì nếu chỉ trông chờ vào ao cá thì không có tiền chi tiêu sinh hoạt hằng ngày và kế hoạch hoàn trả dần vốn tại Dự án. Sau 6 tháng, gia đình chị đã thu hoạch được 1,5 tấn cá và tiếp tục đầu tư lứa cá thứ 2, đồng thời tìm hiểu thêm giống lợn lai để nuôi. Lần này, anh chị về tận Nam Định mua 6 con giống và chọn được 2 con nuôi làm nái đẻ.


Chị Định đầu tư nuôi thêm lợn

Hết vòng vốn chị lại mạnh dạn đăng ký vay vòng vốn tiếp theo, tận dụng quỹ đất trên 1ha của gia đình đầu tư mô hình phát triển Vườn - Ao - Chuồng theo hướng lấy ngắn nuôi dài, vừa làm vừa học hỏi tích lũy kinh nghiệm như trồng rau lang 2,000m2 để lấy lá nuôi lợn, hái ngọn đi bán và cuối vụ thu hoạch củ đem bán, trồng thêm cỏ voi và chuối để nuôi bò và cá trắm …  Đến nay mô hình kinh tế  đã đưa gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững. Mỗi năm, gia đình chị xuất bán từ 70 đến 80 con lợn thịt, thu hoạch từ 5 đến 5,5 tấn cá, thu nhập từ trồng rau củ trên 50 triệu đồng … Công việc hiện tại đã tạo việc làm cho 3 lao động trong gia đình và việc làm mùa vụ cho một số chị em trong bản.

“Khi nghĩ về thành quả hiện nay, trước khi chưa là thành viên của Dự án, cả gia đình tôi chỉ mong sao thoát khỏi cái nghèo cái đói chứ chưa dám mơ tới cơ ngơi hiện tại mà trước đây chúng tôi chỉ được xem trên tivi. Cảm ơn Dự án đã đồng hành cùng gia đình tôi và nhiều hộ gia đình thành viên khác trên con đường đi lên thoát nghèo”
(Nguồn từ: STU Tuần Giáo)