Hoạt động
  • Quảng cáo 2
  • Banner STU
  • Quy sua cho tre phoi nhiem
  • MixMarket
Đối tác
  • Canadian Cooperative AssociationCordaid
  • RabobankRimansi
  • FordActionaid Vietnam
  • ChemonicsMcKnight
  • The Asia FoundationCFLI
16/08/2012 20:13:27 PM

Hội thảo đánh giá công tác quản lý hoạt động M7 MPA và xây dựng kế hoạch 2012

(Lượt xem: 2551)


Ngày 30 tháng 10 năm 2011, Dự án Quỹ bảo vệ tương hỗ của mạng lưới M7 (M7MPA) đã tổ chức Hội thảo đánh giá Công tác quản lý hoạt động sau 2 năm triển khai thực hiện (1/9/2009 - 1/9/2011) và xây dựng kế hoạch 2012.

Mục đích hội nghị này nhằm đánh giá công tác quản lí, tìm ra những kinh nghiệm tốt, bàn cách khắc phục những tồn tại, đồng thời rà soát lại các sản phẩm, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo để có thể nâng tầm hoạt động của Quỹ nhằm đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho những người tham gia.

Đến với hội nghị, cả 5 Đơn vị đã chuẩn bị và trình bay các báo cáo đánh giá công tác quản lí của đơn vị mình, nêu những thành công, hạn chế và đề ra phương hướng khắc phục. Về kết quả đạt được của toàn tổ chức cho thấy:

 
 
Việc thực hiện chi trả quyền lợi cho thành viên cũng thật đáng kể. Mới chỉ hoạt động được hai năm mà đã có tới 1,012 trường hợp ốm đau được hỗ trợ viện phí với số tiền lên là 159.540.000 đồng; hỗ trợ 134 trường hợp tử vong (55.965.000 đồng); trong đó có 28 trường hợp là thành viên; 94 trường hợp là chồng và 12 trường hợp là con và chỉ có 1 trường hợp là bố/mẹ của  thành viên đơn thân tử vong. Quỹ cũng đã xóa nợ cho 21 món vay, với số tiền là 81.068.400 đồng, nâng tổng số tiền hỗ trợ lên tới trên 296 triệu đồng. 



Số tiền này chưa phải là quá lớn nhưng cũng không phải là nhỏ. Nếu không có Dự án M7MPA thì điều gì sẽ xảy ra với  trên 1,000 gia đình kia khi họ gặp phải rủi ro? Liệu có ai trong số họ rơi vào tình trạng tái nghèo? Với Tổ chức TCVM M7, liệu 21 món vay kia có được hoàn trả lại đầy đủ ngay hay cán bộ tín dụng phải đi đòi nợ trong lúc các gia đình thành viên nước mắt đau thương chưa cạn? Và Tổ chức TCVM liệu có hi vọng thu được trên 81 triệu nợ gốc hay phải xóa nợ? Rõ ràng M7MPA đã làm được sứ mệnh là cầu nối giữa 22,000 thành viên với nhau, chia sẻ những rủi ro mất mát, sưởi ấm những mái nhà trong lúc thương đau. Còn gì nhân văn hơn là người nghèo đùm bọc lẫn nhau, che chở cho nhau?

 Nhìn chung, sau 2 năm, M7MPA đã thể hiện những đặc điểm trong hoạt động:

-         Tỉ lệ thành viên tham gia BHVM so với TCVM đã có tiến triển tốt, tuy nhiên chưa đồng đều giữa các đơn vị;

-         Mai Sơn là đơn vị miền núi điển hình, thành viên là người dân tộc chiếm tỉ lệ cao, họ là những người được thụ hưởng chính sách trợ giúp y tế của Chính phủ nên chưa nhận thấy sự cần thiết phải tham gia MPA. Mặc dù tại đây Ban lãnh đạo M7 Mai Sơn đã có những biện pháp linh hoạt như thu phí một lần cho cả năm vào lúc mùa vụ, tuy nhiên tỉ lệ tham gia còn rất khiêm tốn, mới chỉ đạt 50% so với tổng thành viên tài chính vi mô;

-         Đông Triều vẫn là đơn vị dẫn đầu toàn Dự án, 97% thành viên TCVM tham gia MPA; nếu tính trong độ tuổi thì có 100% số TV TCVM đủ tiêu chuẩn đều tham gia MPA. Sở dĩ thế vì các nhà lãnh đạo M7 Đông Triều đã thấm nhuần sâu sắc việc chăm lo cho thành viên của mình cũng như bảo vệ tổ chức TCVM không mất tài sản nếu chẳng may rủi ro xảy ra. Chính vì vậy mà cán bộ M7 Đông Triều đã hoàn toàn chung vai góp sức với chương trình làm thí điểm này;

-         Thành phố Điện Biên Phủ cũng là nơi có tỉ lệ thành viên là Phụ nữ dân tộc, là đơn vị tham gia sau cùng nhưng cũng đã có nhiều nỗ lực. Công tác vận động thành viên tham gia được xác định cụ thể, với các thành viên TCVM tham gia từ trước ngày có dự án MPA thì tập trung vận động, các thành viên mới phát triển thì được đào tạo cho họ thấu hiểu các sản phẩm của Quỹ và  yêu cầu nếu tham gia Quỹ thì phải cam kết thực hiện tốt quy chế quỹ, tức là đương nhiên phải tham gia sản phẩm MPA;

-         Ninh Phước là nơi có nhiều lựa chọn, hoặc là làm đại lí cho Bảo Việt về vốn vay, hoặc là làm đại lí cho M7MPA. Cuối cùng Ban lành đạo M7 Ninh Phước quyết định tập trung về với tổ chức của mình: M7MPA. Thuận Bắc là huyện miền núi, đồng bào dân tộc Chăm chiếm tỉ lệ cao và Ninh Phước đã xây dựng chiến lược từng bước đưa sản phẩm MPA tới nhóm dân tộc này nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

                        


Bài học kinh nghiệm lớn nhất rút ra vẫn là:

1.     Coi việc phát triển M7MPA là một trong 2 nhiệm vụ chính của Tổ chức để hướng tới phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn Do đó xác định định mức rõ ràng cho cán bộ, gắn kết quả công việc MPA với nâng bậc lương và khen thưởng cán bộ.

2.     Không ngừng nâng cao hiểu biết của người dân thông qua đẩy mạnh tuyên truyền vận động thường xuyên thường kì bằng nhiều hình thức.

3.     Lãnh đạo các tổ chức là nhân tố quyết định sự phát triển của từng thành viên MPA

Hội nghị cũng tiến hành rà soát các sản phẩm và quyết định bổ sung sửa đổi một số quy định trong chính sách sản phẩm và làm rõ quy trình thủ tục hạch toán kế toán.

 Về sản phẩm Nhân thọ cơ bản:

-    Sản phẩm hỗ trợ viện phí: đã giảm số ngày không được tính chi trả khi nằm viện từ ngày thứ 4 xuống 1 ngày (được tính từ ngày thứ 3 khi nằm viện)

-    Hỗ trợ các trường hợp khi sinh con phải mổ theo chỉ định của bác sỹ


Về sản phẩm Bảo vệ vốn vay: Giảm tỉ lệ góp phí từ 0,45%/vốn vay xuống 0.40% đồng thời với nâng cao trách nhiệm thẩm định trước phát vay và tăng cường kiểm tra sau nhận vốn của thành viên.

Hội nghị cũng thống nhất sẽ tiếp tục duy trì sản phẩm và từng bước sẽ đưa vấn đề vốn hóa để tuyên truyền cho các thành viên, tiến tới thực hiện thành viên góp cổ phần tích lũy vốn để tiến tới đăng kí cấp phép khi đủ điều kiện.