Hoạt động
  • Quảng cáo 2
  • Banner STU
  • Quy sua cho tre phoi nhiem
  • MixMarket
Đối tác
  • Canadian Cooperative AssociationCordaid
  • RabobankRimansi
  • FordActionaid Vietnam
  • ChemonicsMcKnight
  • The Asia FoundationCFLI
11/07/2017 14:54:59 PM

Tăng niềm tin vào mạng lưới cung cấp thực phẩm an toàn

(Lượt xem: 1027)

Hội thảo “Tăng niềm tin về Mạng lưới cung ứng thực phẩm an toàn bởi những người nông dân sản xuất nhỏ”, được đồng tổ chức bởi trường Đại học y tế công cộng, Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) và Viện chăn nuôi quốc tế (ILRI) với sự tài trợ của Sứ quán Bỉ tại Việt Nam ngày 4/7/2017. Hội thảo nhằm tìm kiếm những giải pháp để tăng cường sự tin cậy vào mạng lưới cung ứng thực phẩm an toàn từ những người nông dân sản xuất nhỏ. Trên diễn đàn, giữa các ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, một giọng nói chân chất, giản dị của bà Vũ Thị Thủy, nông dân Hợp tác xã Đồng Tâm, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội đã khiến mọi người phải chú ý và suy ngẫm.




Là vùng có tốc độ đô thị hóa rất cao, đất đai nông nghiệp thu hẹp, những người phụ nữ nông dân trung tuổi chỉ quen làm ruộng nay còn đang ngỡ ngàng chưa biết cuộc sống sẽ ra sao thì được tiếp nhận Dự án “Sinh kế cho nhóm yếu thế vùng mới đô thị hóa Quận Long Biên” Từ Quỹ Châu Á, với sự điều phối và hỗ trợ kỹ thuật của CFRC, trên 225 nông dân được đào tạo và gần 80% trong số họ áp dụng được vào cuộc sống. Pha 2 Dự án với chủ đề  “Một cuộc sống tốt đẹp hơn cho nông dân - Xây dựng cơ sở hạ tầng hợp tác để cung cấp thực phẩm an toàn tại Hà Nội”, Dự án đã tập trung nâng cao năng lực cho các tổ chức của nông dân – Hợp tác xã.
Bà Thủy đã chia sẻ với hội thảo những cái được của thành viên và hợp tác xã sau hai Dự án “Hãy tin vào chúng tôi, những người nông dân vùng đô thị sản xuất rau an toàn truyền thống lâu đời. Quy mô sản xuất tuy nhỏ nhưng trách nhiệm chúng tôi lại rất to. Hơn ai hết, nếu không làm đúng quy trình thì chúng tôi và con cháu chúng tôi là người gánh chịu độc hại đầu tiên”. 
Sau 2 năm (2014-2016 ) năng lực điều hành của Hội đồng quản trị Hợp tác xã tốt hơn, cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho thành viên. Nông dân được đào tạo không chỉ kỹ thuật trồng rau, quả theo tiêu chuẩn VietGAP mà còn được học quản lý kinh doanh, biết phân tích thị trường, biết các kỹ năng bán hàng.  Người nông dân không phải lo lắng bán hàng rong vì Hợp tác xã đã tổ chức 3 quầy bán lẻ, cung cấp rau cho trên 11 bếp ăn của các nhà trường, cơ quan, nhà hàng. Bản thân bà Thủy không những nắm và áp dụng toàn bộ quy trình trồng rau VietGAP mà còn biết quản lý kinh doanh hộ gia đình, xem xét nhu cầu khách hàng để tính toán lập kế hoạch sản xuất rau củ quả, có thêm kỹ năng bán hàng, biết cách sơ chế bảo quản rau trước khi đem bán, gắn kết với HTX trong khâu bán hàng, sử dụng bao bì nhãn mác… Đặc biệt mở ra một phương thức mới, liên kết với doanh nghiệp EraHouse từ khâu sản xuất tới bán hàng. Nông dân học được cách làm của Doanh nghiệp, cách tạo thương hiệu để từ đó thu được giá trị gia tăng trên nông phẩm của mình, biết sử dụng dịch vụ do HTX cung cấp. 
Với giọng phấn chấn, bà Thủy kẻ lại: “Gia đình tôi đã mở rộng thêm diện tích trồng rau là 1,000 m2. Trồng thêm các loại rau mới theo đơn đặt hàng của khách như: Cải làn, cải bó xôi, bắp cải tím,... Chất lượng rau so với trước bảo đảm hơn vì thực hiện đúng quy trình sản xuất và thu hoạch như: chăm sóc, bón phân ủ hoai mục không dùng phân tươi, phân hóa học bón cho cây trồng, phòng trừ sâu bằng thuốc sinh học và thảo mộc, dùng các chế phẩm sinh học, thảo dược như tỏi, ớt, gừng, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi có chỉ định của cán bộ bảo vệ thực vật.” 
Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao không chỉ bởi chất lượng mà còn nhờ mẫu mã sản phẩm (sử dụng bao bì RAT của HTX). Ngay gia đình bà cũng có rất nhiều kênh bán rau như:  Bán  qua HTX, bán tại chợ, đưa tới nhà cho khách hàng theo đơn đặt hàng, khách đến mua tại ruộng, cung cấp rau theo thỏa thuận hợp tác với Trang trại giáo đục EraHouse, …

“Do đã tạo được uy tín với khách hàng trong khu vực mà chúng tôi còn nhận được đơn đặt hàng từ công ty Sông Hồng Farm, các trường dạy nghề trong vùng,.. Sản lượng bán ra tăng hơn trước và vì thế mà thu nhập cũng tăng theo. Ban đầu, mỗi tháng bình quân thu được 10.000.000đ thì năm 2016 tăng lên 15.000.000đ và năm 2017 là: 17.000.000đ/tháng. Thu nhập gia đình tăng, khách hàng đặt mua nhiều đã khiến chồng và con tôi cũng miệt mài sản xuất vận chuyển và bán hàng cùng tôi”.

Kết thúc bài phát biểu chia sẻ của mình, bà Thủy cũng bày tỏ lời cám ơn tới Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Nguồn lực Tài chính Cộng đồng, người đã đồng hành cùng cán bộ và thành viên hợp tác xã Đồng Tâm – Giang Biên, “cám ơn nhà tài trợ Quỹ Châu Á đã tin cậy vào chúng tôi mà tiếp tục tài trợ cho Hợp tác xã”. Cuối cùng thông điệp mà bà mong muốn gửi tới mọi người là:

“Hãy tin cậy vào sản phẩm của chúng tôi, những người sản xuất nhỏ nhưng trách nhiệm rất to”